Mô tả
Tác giả: | Contracts-vn |
---|---|
Cập nhật: | 31.12.2019 |
Số trang: | Theo tài liệu |
Ghi chú: | Theo tài liệu |
Định dạng: | MS Word |
Đơn Khởi Kiện Tranh Chấp Đất Đai Là Gì ?
Đơn khởi kiện tranh chấp đất đai nói riêng và đơn khởi kiện nói chung là văn bản tố tụng cơ bản nhất trong tố tụng dân sự, làm cơ sở mở ra thủ tục tố tụng dân sự giải quyết vụ việc tranh chấp.
Đơn khởi kiện tranh chấp đất đai là yêu cầu giải quyết tranh chấp quan hệ sử dụng đất, thể hiện quan điểm pháp lý trong việc giải quyết quyền lợi liên quan tới bất động sản, các quyền lợi khác trong quan hệ tranh chấp.
Đơn khởi kiện tranh chấp quyền đất đai là tài liệu độc lập trong hồ sơ khởi kiện tranh chấp quyền sử dụng đất, được thực hiện theo mẫu thống nhất về đơn khởi kiện theo quy định của bộ luật tố tụng dân sự.

Lưu ý quan trọng
Viết đơn khởi kiện tranh chấp đất đai, nhà ở là cơ sở để mở ra thủ tục tố tụng giải quyết vụ việc tranh chấp, nó có ý nghĩa trong việc nêu, trình bày sự việc và các căn cứ pháp lý giải quyết, do vậy người soạn thảo đơn khởi kiện tranh chấp đất đai cần lưu ý những vấn đề cơ bản sau:
(i) Hiểu biết rõ ràng về quyền sử dụng hợp pháp đối với đối tượng là quyền sử dụng đất bao gồm nguồn gốc, tài liệu pháp lý, quá trình nộp thuế, quan hệ giữa các bên, chứng minh quá trình sử dụng hợp pháp, ổn định, lâu dài, thời hiệu xác lập tài sản, không phụ thuộc vào đất đã có chứng nhận quyền sử dụng hợp pháp hay chưa (nếu đủ cơ sở, có quyền yêu cầu hủy giấy chứng nhận)
(ii) Xác định các bên tham gia tố tụng bắt buộc, có ảnh hưởng, tầm quan trọng, có lợi, những người liên quan, làm chứng và các tài liệu, chứng cứ mà họ có thể cung cấp hoặc biết là có.
(iii) Lưu ý không áp dụng thời hiệu khởi kiện nếu là tranh chấp xác định ai là bên có quyền sử dụng đất hợp pháp
(iv) Chuẩn bị tốt hồ sơ khởi kiện bao gồm cách trình bày, soạn thảo đơn khởi kiện tranh chấp đất đai (nhà ở) và chuẩn bị chứng cứ chứng minh, lên danh mục, hệ thống thứ tự tài liệu, cung cấp tài liệu bên thứ ba, tài liệu giám định, định giá, tìm hiểu cách viết đơn, tài liệu tố tụng, yêu cầu khác theo quy định của pháp luật.
Cách Làm Đơn Khởi Kiện Tranh Chấp Đất Đai Hiệu Quả
Bên khởi kiện cần chú ý các vấn đề sau:
(i) Xác định quan hệ tranh chấp, dạng tranh chấp đất đai (xem thêm phần dưới)
(ii) Nội dung tranh chấp cần trình bày rõ ràng, nêu thứ tự các sự kiện pháp lý đã xảy ra, những vấn đề đã làm, đã giải quyết và chưa thực hiện được.
(iii) Yêu cầu khởi kiện là quan trọng, phải xác định rõ ràng nhất có thể, không mơ hồ, trừu tượng, định tính. Yêu cầu khởi kiện phải có tính khả thi thực hiện, phù hợp với chứng cứ hiện có hoặc có thể thu thập trong quá trình tố tụng.
(iv) Xác định nhân chứng quan trọng liên quan đến vụ việc và có khả năng triệu tập họ trong quá trình tố tụng giải quyết vụ án.

(v) Thu thập, chuẩn bị tốt các chứng cứ chứng minh trực tiếp, càng nhiều càng tốt, chứng cứ gián tiếp, liệt kê theo đơn khởi kiện và cung cấp theo hồ sơ khởi kiện.
Các Dạng Tranh Chấp Liên Quan Đến Quyền Sử Dụng Đất
(i) Tranh chấp xác định ai là người có quyền sử dụng đất hợp pháp
(ii) Tranh chấp giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất (mua bán, thuê, ….lưu ý, thời hiệu riêng đối với quan hệ hợp đồng theo quy định là 3 năm)
(iii) Yêu cầu tuyên giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất vô hiệu
(iv) Tranh chấp lợi ích liên quan đến quyền sử dụng đất (VD tranh chấp lối đi …)
(v) Tranh chấp khác về quyền sử dụng đất, VD thừa kế quyền sử dụng đất Dịch vụ giải quyết tranh chấp đất đai
Thời Hiệu Khởi Kiện Tranh Chấp Đất Đai
Điều 155 BLDS 2015 thì thời hiệu khởi kiện không áp dụng trong trường hợp sau đây: Yêu cầu bảo vệ quyền nhân thân không gắn với tài sản; Yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác; Tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai; Trường hợp khác do luật quy định.
Như vậy theo quy định, tranh chấp vể quyền sử dụng đất không áp dụng thời hiệu, khi xảy ra tranh chấp, đương sự có quyền khởi kiện bất cứ lúc nào.
Về Thẩm Quyền Giải Quyết Tranh Chấp Đất Đai
Điều 203 Luật đất đai 2013 quy định tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:
1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật đất đai và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết.
2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật đất đai thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:
>> Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;
>. Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;
Xem Mẫu Đơn Khởi Kiện Tranh Chấp Đất Đai
Đơn khởi kiện tranh chấp quyền sử dụng đất
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.