Mô tả
Tác giả: | Contracts-vn |
---|---|
Cập nhật: | 25.08.2018 |
Số trang: | 35 |
Ghi chú: | Theo tài liệu |
Định dạng: | MS Word |
Hợp Đồng Hợp Tác Kinh Doanh Là Gì ?
Hợp Đồng Hợp Tác Kinh Doanh (gọi tắt là BCC) (sử dụng cho quy mô dự án) là thỏa thuận pháp lý quy định quyền và nghĩa vụ của các bên cùng hợp tác để thực hiện các công việc đầu tư và kinh doanh trên cơ sở hợp đồng mà không thành lập pháp nhân đầu tư (doanh nghiệp đầu tư).
Đặc điểm cơ bản của hợp đồng hợp tác kinh doanh là cơ chế hợp tác giữa các bên hoàn toàn dựa trên thỏa thuận của các bên theo hợp đồng. Pháp luật chỉ đóng vai trò điều tiết về chính sách, định hướng quan hệ hợp tác kinh doanh mà không điều chỉnh hay can thiệp sâu vào các điều khoản của thỏa thuận hợp tác kinh doanh của các bên (trừ trường hợp thỏa thuận của các bên không phù hợp hoặc trái với các nguyên tắc pháp lý cơ bản).
Pháp luật hiện nay có hai nguồn quy định điều chỉnh hợp đồng hợp tác kinh doanh
(i). Nếu hợp đồng hợp tác kinh doanh có yếu tố nước ngoài (một bên hợp tác là nhà đầu tư nước ngoài) thì quan hệ hợp tác kinh doanh sẽ được điều chỉnh bởi các quy định của Luật Đầu Tư. Các yếu tố dân sự và quan hệ hợp đồng sẽ được điều chỉnh theo quy định của Bộ Luật Dân Sự;
(ii). Nếu hợp tác kinh doanh giữa các bên trong nước thì hợp đồng hợp tác kinh doanh sẽ được điều chỉnh bởi các quy định liên quan của Bộ Luật Dân Sự.
Hợp đồng hợp tác kinh doanh còn có các tên gọi khác
- Hợp đồng hợp tác đầu tư,
- Thỏa thuận hợp tác kinh doanh,
- Hợp đồng hợp tác đầu tư kinh doanh,
- Thỏa thuận hợp tác,
- Thỏa thuận hợp tác đầu tư,
- Hợp đồng hợp tác đầu tư dự án
Tuy có các cách gọi khác nhau nhưng mục tiêu vẫn đúng với mô hình kinh doanh dựa trên hợp đồng và không thành lập pháp nhân đầu tư chung do các bên thoả thuận lựa chọn.
Những Vấn Đề Cơ Bản Của Hợp Đồng Hợp Tác Kinh Doanh
Muc 1. Tư cách pháp lý: Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng, không thành lập pháp nhân. Vấn đề giám sát, điều hành, quản lý hợp đồng hợp tác kinh doanh và việc đầu tư, kinh doanh sẽ được thực hiện thông qua cơ quan quản lý do các bên thành lập (thường gọi là “Ban quản lý” “Ban điều hành” – “Cơ quản lý điều hành” …)
Muc 2. Quyền và nghĩa vụ: Quyền và nghĩa vụ của mỗi bên tham gia góp vốn trên cơ sở thỏa thuận phù hợp với khả năng thực hiện và đóng góp của mỗi bên hoặc “mặc định” trên cở sở tỷ lệ vốn góp.
Muc 3. Góp vốn và tỷ lệ góp: Tổng vốn góp, số vốn góp của mỗi bên, loại tài sản góp vốn, tỷ lệ, khấu trừ, thời gian góp vốn, hậu quả không góp đúng hoặc không góp.
Muc 4. Trách nhiệm dân sự: Tuyên bố phạm vi trách nhiệm dân sự của mỗi bên trong quá trình thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh (chủ yếu với bên thứ ba)
Muc 5. Cơ chế giám sát, kiểm soát, quản lý hợp đồng và việc kinh doanh/dự án: Mỗi bên chỉ định nhân sự của mỗi bên tham gia vào ban quản lý hợp đồng hợp tác kinh doanh; quy đị
nh về tổ chức, quy chế hoạt động của ban quản lý.
Muc 6. Cơ chế rút vốn (nếu có): Quy định quyền rút số vốn đã góp theo hợp đồng hợp tác kinh doanh và xử lý hậu quả của việc rút vốn.
Muc 7. Chấm dứt hợp đồng: Cơ chế giải quyết việc chấm dứt hợp đồng.
Muc 8. Giải quyết tranh chấp kinh doanh, đầu tư: Lựa chọn cơ quan tài phán (Tòa án hoặc trọng tài thương mại) và các thỏa thuận liên quan
Muc 9. Các vấn đề khác: thực hiện theo thỏa thuận và thông lệ.
Một số lưu ý khi thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh
(i) Đối tượng hợp đồng là quan hệ hợp tác kinh doanh thông qua hợp đồng, không xác lập thực thể pháp lý và đăng ký. Riêng hợp hợp đồng tác kinh doanh của nhà đầu tư nước ngoài sẽ được đăng ký theo quy định của luật đầu tư.
(ii) Chủ thể hợp đồng hợp tác kinh doanh là thể nhân và pháp nhân. Khi đàm phán và trong quá trình chuẩn bị ký kết hợp đồng cần chú ý thủ tục thẩm tra tư cách pháp lý, năng lực tài chính, ngành nghề hoạt động, bộ máy chủ chốt, giao dịch đã từng thực hiện liên quan đến lĩnh vực hợp tác của bên đối tác, bên giới thiệu, môi giới, bên chứng thực, thông tin sứ quán, ngoại giao về chủ thể hợp tác.
(iii) Chú ý thẩm định đối tượng chuyển giao góp vốn theo hợp đồng và tài liệu pháp lý của tài sản góp vốn. Thẩm định chi tiết thẩm quyền chuyển giao tài sản góp vốn đưa vào hợp tác.
(iv) Lưu ý có thể hành lập ban điều hành thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh, dự án kinh doanh phù hợp với quan hệ đầu tư, cơ cấu, tỷ lệ vốn góp.
(v) Lưu ý quy định sử dụng con dấu, chữ ký bên/người đại diện và việc thu hồi tư cách trong những trường hợp cụ thể theo quy định của hợp đồng.
(vi) Điều kiện rút vốn, chấm dứt hợp đồng hợp tác kinh doanh và thanh lý tài sản
Một Số Mẫu Hợp Đồng Hợp Tác Kinh Doanh Phổ Biến
Hợp đồng hợp tác kinh doanh (không thành lập pháp nhân) có nhiều tên gọi khác nhau nhưng đều dựa trên nguyên tắc dùng hợp đồng làm cơ chế quản lý dòng vốn, quyền lợi đầu tư, công việc, trách nhiệm, quản lý, điều hành quan hệ hợp tác …
Hiện nay Contracts-vn cung cấp một số mẫu hợp đồng hợp tác kinh doanh phổ biến, mỗi mẫu tài liệu thích hợp cho một nhóm quan hệ hợp tác.
Lưu ý rằng, chúng tôi đặt tên khác nhau của các mẫu hợp đồng hợp tác chỉ để thuận tiện phân loại, trong đó một số quan hệ hợp tác có bản chất tương tự, khác nhau về quy mô hợp tác, cơ sở và loại quan hệ hợp tác.
Hợp đồng hợp tác kinh doanh Phù hợp với quy mô hợp tác dự án đầu tư.
Hợp Đồng Hợp Tác Kinh Doanh Khoán Doanh Thu Là hình thức hợp tác một bên đưa tài sản vào hợp tác và được nhận một khoản doanh thu cố định, không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của dự án.
Thỏa thuận hợp tác công việc Mục tiêu hợp tác khộng/chưa thiên về yếu tố kinh doanh trong giai đoạn hợp tác, VD Hai bên hợp tác để phát triển Vaccine; hợp tác để bán hàng bảo hiểm trên nền tảng online
Hợp Đồng Góp Vốn Kinh Doanh Phù hợp với quy mô hợp tác kinh doanh nhỏ, VD hợp tác thành lập tổ hợp tác hoặc hộ kinh doanh cá thể …
Thỏa Thuận Góp Vốn Kinh Doanh (2021) Quy mô hợp tác đơn giản nhất
Sử Dụng Mẫu Hợp Đồng Hợp Tác Kinh Doanh Trong Trường Hợp Nào
Tùy vào mục đích hợp tác, chỉ nên sử dụng hợp đồng hợp tác kinh doanh nếu các bên đầu tư đạt được lòng tin và sự hiểu biết lẫn nhau, việc hợp tác kinh doanh thực hiện trong một khoảng thời phù hợp (ngắn hạn hoặc dài hạn), có cơ chế kiểm soát hợp lý và đầy đủ thông qua các quy định và điều khoản của hợp đồng như quy định góp vốn, phân chia lợi nhuận, cơ chế giám sát, trách nhiệm, nghĩa vụ nhà đầu tư, thiết lập báo cáo quản lý…
Quá trình đầu tư và kinh doanh dự án nếu được thực hiện hoàn toàn qua bộ máy quản lý của một trong Các Bên thì các bên phải cân nhắc để lựa chọn, ủy nhiệm phù hợp.
Tầm Quan Trọng Và Sự Phù Hợp
(i) Hợp đồng hợp tác kinh doanh sẽ xác lập quan hệ hợp tác thông qua cơ chế thỏa thuận hợp tác, không bị ràng buộc bởi khung pháp lý một cách máy móc.
(ii) Một thỏa thuận hợp đồng hợp tác kinh doanh chi tiết sẽ góp phần nâng cao khả năng quản lý và kiểm soát rủi ro cho các bên, linh hoạt và dễ thay đổi hơn so với mô hình quản trị doanh nghiệp.
(iii) Hợp đồng hợp tác kinh doanh thích hợp đối với mô hình quản lý đơn giản, không bị chi phối bởi các cơ chế quản trị, báo cáo phức tạp.
Mẫu Hợp Đồng Hợp Tác Kinh Doanh Bao Gồm Nội Dung Gì
|
ĐIỀU 14. CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG |
Bản Giới Thiệu Mẫu Hợp Đồng Hợp Tác Kinh Doanh (Bản Chưa Đầy Đủ).
Quý Khách Cần Hiệu Chỉnh Hợp Đồng Hợp Tác Kinh Doanh
Contracts-vn sẽ sử dụng mẫu hợp đồng có sẵn và tiến hành hiệu chỉnh
Thay cho soạn thảo mới, hiệu quả hơn về chi phí và thời gian 30%
Đáp ứng nhu cầu cá nhân và thương mại
[ Xem Tài Liệu Hướng Dẫn Soạn Thảo Hợp Đồng ]
[ Xem Thêm Dịch Vụ Soạn Thảo Hợp Đồng của Contracts-vn ]
Sử Dụng Mẫu Hợp Đồng Hợp Tác Kinh Doanh Như Thế Nào
Sử dụng mẫu Hợp Đồng Hợp Tác Kinh Doanh để làm tài liệu tham khảo trước khi soạn thảo hợp đồng. Người dùng cũng có thể thay đổi các nội dung theo hướng dẫn để làm hợp đồng thay vì phải soạn thảo mới toàn bộ. Ngoài ra, Contracts-vn còn có dịch vụ hiệu chỉnh hợp đồng giúp quý khách nếu quý khách đã mua mẫu nhưng chưa biết cách hoàn thiện mẫu tài liệu phục vụ nhu cầu của mình.
Tài liệu cung cấp một số chỉ dẫn và chú thích pháp lý đi kèm thông tin hướng dẫn của mẫu hợp đồng.
Từ khóa: hợp đồng hợp tác kinh doanh, thỏa thuận hợp tác kinh doanh, mẫu hợp đồng hợp tác kinh doanh, Hợp tác kinh doanh, thỏa thuận hợp tác
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.