Mô tả
Tác giả: | Contracts-vn |
---|---|
Cập nhật: | 02.12.2020 |
Số trang: | Theo tài liệu |
Ghi chú: | Theo tài liệu |
Định dạng: | MS Word |
Thư Nhắc Nợ Là Gì ?
Là văn bản gửi đối tác, bên liên quan về cơ sở thanh toán một khoản nợ đến hạn đồng thời nhắc nhở bên có nghĩa vụ thực hiện thanh toán khoản nợ đúng hạn. Thư nhắc nợ có tác dụng tạo ra sự kiện thiện chí để đòi hỏi và đưa ra các yêu cầu thanh toán các khoản nợ liên quan. Tùy thuộc vào bản chất của mối quan hệ thanh toán, thư nhắc nợ là dạng hành vi khiếu nại (pháp lý). Theo quy định của Luật Thương mại 2005, bên có quyền đối với khoản nợ phải hoàn thành thủ tục khiếu nại nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trước khi thực hiện việc khởi kiện đòi nợ tại cơ quan tài phán có thẩm quyền (Điều 318, Luật Thương Mại 2005).
Mục Đích Sử Dụng Thư Nhắc Nợ Mẫu
Sử dụng thư nhắc nợ mẫu có các lợi ích sau: (i). Làm tài liệu tham khảo để hoàn thành thư đòi nợ khi có nhu cầu thực hiện việc thu hồi nợ; (ii) Trên cơ sở nội dung thư mẫu, có thể thay đổi các thông số của thư để sử dụng; (iii). Tham khảo chỉ dẫn và chú thích pháp lý xung quanh việc thu hồi nợ có hướng dẫn đi kèm thông tin hướng dẫn của thư mẫu.
Tình Huống Sử Dụng Phù Hợp
Đây là mẫu hướng dẫn nội dung của một thư nhắc nợ phổ thông, không hàm ý gây áp lực trong giai đoạn mà hai bên đang trong quá trình hợp tác tiềm năng, tránh những đổ vỡ mối quan hệ không cần thiết.
Dùng Thư trong các trường hợp xác định rõ công nợ, nghĩa vụ trả nợ đến hạn.
Thực tế cách trình bày và nội dung thư đòi nợ có thể khác tùy thuộc từng tình huống giao dịch nhưng những vấn đề chính của thư nên được thực hiện phù hợp với hướng dẫn, thông lệ chung để tăng tính rõ ràng và pháp lý tùy từng giai đoạn thu hồi nợ.
Nội Dung Chính Của Thư Nhắc Nợ
- THÔNG TIN BÊN CÓ QUYỀN VÀ BÊN CÓ NGHĨA VỤ THANH TOÁN.
- NÊU BỐI CẢNH LÀM PHÁT SINH GIAO DỊCH LIÊN QUAN ĐẾN KHOẢN NỢ, VD HỢP ĐỒNG, TÀI LIỆU GIAO DỊCH.
- NÊU CƠ SỞ PHÁP LÝ CỤ THỂ CỦA (TỪNG) KHOẢN NỢ ĐẾN HẠN, VD THEO ĐƠN HÀNG, TÀI LIỆU XÁC NHẬN THANH TOÁN.
- THỐNG KÊ KHOẢN NỢ CẦN THANH TOÁN CHO ĐẾN TỪNG THỜI ĐIỂM.
- THỜI HẠN THANH TOÁN.
- CÁC LỜI CẢM ƠN THIỆN CHÍ HỢP TÁC, MONG MUỐN THỰC HIỆN.
- CHỮ KÝ ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP.
- TÀI LIỆU ĐÍNH KÈM.
Bên dưới là bản giới thiệu mẫu thư nhắc nợ (bản tham khảo, chưa đầy đủ)
Ngoài ra, như một phần quan trọng trong hoạt động của mình, Contracts-vn còn cung cấp các dịch đi kèm với tài liệu mẫu và các dịch vụ khác có liên quan.
Hiệu Chỉnh Hợp Đồng (VD, Quý khách đã mua tài liệu mẫu những không biết cách hiệu chỉnh, chúng tôi có thể hỗ trợ để giúp quý khách hoàn thiện tài liệu đã mua)
Dự Thảo Hợp Đồng (Dự thảo các loại hợp đồng thuộc lĩnh vực hoạt động của chúng tôi, vui lòng xem thêm danh mục sản phẩm tài liệu và hợp đồng của Contracts-vn)
Kiểm Tra Hợp Đồng (VD, Quý khách có sẵn hợp đồng do phía đối tác kinh doanh của quý khách cung cấp và quý khách cần kiểm tra tính pháp lý của hợp đồng trước khi giao dịch., Contracts-vn có riêng một dịch vụ về vấn đề này sẵn sàng hỗ trợ quý khách, vui lòng xem thêm tại mục Kiểm Tra Hợp Đồng)
Giải Quyết Tranh Chấp Hợp Đồng, Các Vấn Đề Thương Mại và Dân Sự (Trên cơ sở quá trình nghiên cứu và kinh nghiệm hành nghề thực tiễn đối với các loại hợp đồng, Contracts-vn cung cấp dịch vụ giải quyết tranh chấp cho khách hàng đối với các quan hệ hợp đồng thuộc lĩnh vực thương mại, dân sự, các lĩnh vực khác, vui lòng xem thêm danh mục sản phẩm tài liệu và hợp đồng của Contracts-vn)
Điện thoại tư vấn Call/Viber/Zalo 0359434610; Email: service@contracts-vn.com
Các Hình Thức Thu Hồi Nợ
(a) Dùng thư cảnh báo: mục đích của thư cảnh báo là nhằm gây áp lực nhất thời làm con nợ phải cân nhắc, xem xét ý định thực sự của chủ nợ là gì, do vậy nội dung thư nhắc nợ có một tầm quan trọng nhất định.
Nội dung thư nếu mang tính chia sẽ hoặc thể hiện những cảnh báo hợp lý có thể đánh trúng tâm lý của con nợ và các bên có thể tìm được tiếng nói chung trong vấn đề giải quyết khoản nợ. Tuy nhiên dùng thư thu hồi nợ nếu chỉ nhằm mục đích thăm dò con nợ thì vấn đề đòi nợ của chủ nợ sẽ không mang lại kết quả.
Dùng thư chỉ mang lại hiệu quả khi chủ nợ chủ động tìm hiểu và lường trước được mức độ tác động của thư và chỉ dùng thư trong trường hợp đã có sự chuẩn bị các biện pháp dự phòng tiếp theo, tương ứng và kịp thời so với những phản ứng của con nợ như có thể xảy ra.
Khi quyết định dùng thư đòi nợ, chủ nợ cần xem xét thật kỹ lưỡng những nội dung cần đưa vào trong thư. Thông thường, nội dung thư đòi nợ có thể rơi vào các trường hợp sau:
>> Gợi ý phương án giải quyết: tức là chủ nợ chủ động đưa ra phương án giải quyết có lợi, hài hòa cho con nợ hoặc chủ nợ cho con nợ tự đưa ra phương án giải quyết để mình xem xét trong phạm vi những giới hạn có gợi ý hoặc áp đặt.
>> Gia hạn phương án giải quyết: tức là hai bên có thể thỏa thuận về thời hạn thực hiện của một phương án thu hồi nợ và có thể có gia hạn thời hạn thực hiện nếu cần thiết hoặc nếu có điều kiện kèm theo.
>> Thay thế phương án trả nợ, cấn trừ hoặc bù trừ khoản nợ: tức là tìm tài sản hoặc phương án trả nợ khác thay thế hoặc bù trừ cho khoản nợ hiện tại. Tài sản khác có thể là một lợi ích kinh tế tương đương xác định trong trước mắt hoặc lâu dài.
>> Cảnh báo hậu quả về lãi suất, pháp lý
(b) Khởi Kiện Đòi Nợ: nếu việc dùng thư cảnh báo đòi nợ không có kết quả thì chủ nợ có thể đưa vụ việc đòi nợ ra cơ quan tòa án có thẩm quyền để giải quyết theo quy định. Đây là một trong những cách thức thực hiện phổ biến hiện nay nhưng khó khăn của phương án này là các bên phải trải qua một quá trình tố tụng giải quyết vụ việc kéo dài và tốn kém chi phí lẫn thời gian.
Thông thường, nếu xác định mục tiêu đòi nợ thông qua con đường tố tụng tòa án thì chủ nợ phải tính toán đến hai yếu tố:
(i) cơ sở khởi kiện có rõ ràng hay không, (ii) việc con nợ thi hành khoản nợ trên thực tế ra sao, được thực hiện như thế nào và có thật sự khả thi ?.
Lợi thế của phương án khởi kiện dân sự là vụ việc đòi nợ sẽ được giải quyết triệt để thông qua phán quyết của cơ quan tòa án. Phán quyết của cơ quan tòa án cũng là cơ sở hợp pháp để chủ nợ có thể thi hành việc thu hồi nợ bằng những công cụ hỗ trợ của nhà nước.
(c) Phá sản doanh nghiệp (pháp luật hiện nay không quy định về phá sản cá nhân): Theo quy định hiện nay nếu doanh nghiệp không thanh toán một khoản nợ trong vòng 3 tháng kể từ thời điểm đến hạn thì các bên liên quan, trong đó có chủ nợ không bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần… có quyền gửi đơn cho cơ quan tòa án yêu cầu giải quyết tuyên bố phá sản đối với doanh nghiệp đó.
Khi sử dụng công cụ phá sản doanh nghiệp, cũng như thủ tục khởi kiện dân sự vụ án đòi nợ, chủ nợ phải tính đến phạm vi và những lợi thế mà biện pháp này mang lại, nếu không phải là biện pháp cảnh báo, đe dọa, gây áp lực tâm lý hiệu quả thì việc theo đuổi giải quyết phá sản về trước mắt là không có lợi, có thể gây ra sự phiền hà, phức tạp không nhỏ cho chủ nợ về mặt thủ tục và thời gian.
(d) Sử dụng dịch vụ thu hồi nợ
Tóm lại Các phương án nêu trên là những cách hợp pháp phổ biến hiện nay để thu hồi nợ. Việc sử dụng phương pháp nào là tùy thuộc vào điều kiện, khả năng, sự tính toán của chủ nợ. Không nên sử dụng bất kỳ phương án nào một cách máy móc, độc lập mà không chuẩn bị những tình huống thay đổi, vận dụng linh hoạt các biện pháp thu hồi nợ khác dựa trên từng bối cảnh của quá trình thu hồi nợ.
Từ khóa: hợp đồng vay tiền, hợp đồng cho vay tiền, mẫu hợp đồng vay tiền, đòi nợ thuê, dịch vụ đòi nợ thuê, cty đòi nợ thuê, công ty đòi nợ thuê, giấy vay tiền, cách viết giấy vay tiền bằng tay, thu hồi nợ, công ty thu hồi nợ, phá sản doanh nghiệp, tư vấn phá sản, tranh chấp đòi nợ, hợp đồng tín dụng, vay tín chấp, vay thế chấp, vay tiền không cần thế chấp.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.