Mô tả
Tác giả: | Contracts-vn |
---|---|
Cập nhật: | 04.12.2020 |
Số trang: | Theo tài liệu |
Ghi chú: | Theo tài liệu |
Định dạng: | MS Word |
Sai lầm khi soạn thảo đơn khởi kiện
Soạn thảo đơn khởi kiện là việc thông tin vụ việc tranh chấp cho cơ quan tòa án giải quyết. Tuy nhiên vẫn có những sai lầm khi soạn thảo đơn khởi kiện khiến đơn khởi kiện bị từ chối thụ lý, làm mất thời gian công sức của người khởi kiện.
Để có thể tránh những sai lầm phổ biến khi soạn thảo đơn khởi kiện, người khởi kiện phải chú ý điều gì ?
#1. Các sai lầm phổ biến khi soạn thảo đơn khởi kiện thường rơi vào các trường hợp sau
(a) Không tuân thủ hình thức của đơn khởi kiện
Tức là việc thực hiện đơn khởi kiện phải tuân thủ biểu mẫu với cấu trúc và nội dung được pháp luật tố tụng quy định. Không tuân thủ đúng hướng dẫn soạn thảo này, đơn khởi kiện của đương sự sẽ bị từ chối xem xét.
Lưu ý, việc tuân thủ đúng không có nghĩa là người viết đơn phải sao chép đúng biểu mẫu đơn khởi kiện. Người làm đơn chỉ cần phải tuân thủ nguyên tắc xây dựng nội dung đơn khởi kiện theo quy định của biểu mẫu là được chấp thuận.
(b) Không xác định đúng thẩm quyền tòa án thụ lý vụ việc
Theo quy định của bộ luật tố tụng dân sự, đương sự khi khởi kiện phải xác định đúng thẩm quyền thụ lý của cơ quan tòa án mà mình dự định gửi đơn. Nếu không thực hiện điều này, đơn sẽ bị từ chối thụ lý (xem thêm nội dung bên dưới về thẩm quyền của cơ quan tòa án).
(c) Viết đơn khởi kiện quá dài.
Việc thể hiện đơn khởi kiện là nêu cơ bản sự kiện tranh chấp và yêu cầu khởi kiện cùng các chứng cứ chứng minh. Giải quyết một vụ kiện cần nhiều thời gian để xem xét, nghiên cứu, trình bày, cung cấp chứng cứ nên nếu viết đơn khởi kiện quá dài, không thông tin một cách cơ bản nội dung tranh chấp thì điều này vô tình gây ra sự thiếu tập trung vào những dữ liệu chính của vụ kiện.
Do vậy, người khởi kiện nên phân bố và dành việc trình bày các nội dung liên quan đến vụ kiện trong các tài liệu giải trình khác trong suốt quá trình tố tụng giải quyết vụ án.
Các sai lầm phổ biến khi viết đơn khởi kiện dài:
(i) Sa đà vào giải thích, lý luận, trích dẫn quy định hoặc tự nhận định, đưa ra quan điểm cá nhân trong chừng mực chưa hoặc không cần thiết.
(ii) Giải thích, lý luận nhưng không có chứng cứ hoặc không có chứng cứ thuyết phục.
(iii) Nội dung trình bày theo đơn khởi kiện khác hoặc chưa trọng tâm so với bản chất quan hệ tranh chấp.
(d) Không nêu hoặc không nêu rõ yêu cầu khởi kiện.
Việc khởi kiện là để nêu yêu cầu, những nội dung cần giải quyết liên quan đến vụ việc tranh chấp nhưng đương sự lại không trình bày được được điều này trong đơn khởi kiện. Do vậy đơn khởi kiện sẽ không rõ ràng và có thể bị từ chối vì thiếu thông tin yêu cầu giải quyết vụ việc.
Các sai lầm khi soạn thảo đơn khởi kiện như nói trên đây rất phổ biến, tuy nhiên, người khởi kiện có thể khắc phục khi chủ động nắm bắt và tìm hiểu trước khi soạn thảo đơn nhằm tránh mất thời gian từ khâu thụ lý.
#2. Đơn khởi kiện và những điều cần làm
Đơn khởi kiện vụ án dân sự là tài liệu pháp lý tố tụng dân sự nhằm yêu cầu cơ quan tòa án giải quyết vụ việc tranh chấp dân sự theo yêu cầu của đương sự.
Cùng với hồ sơ khởi kiện đi kèm, đơn khởi kiện vụ án dân sự là cơ sở để mở ra thủ tục tố tụng giải quyết vụ án dựa trên các yêu cầu pháp lý, chứng cứ chứng mình cho yêu cầu khởi kiện do bên khởi kiện cung cấp cho cơ quan tòa án.
Việc chuẩn bị một đơn khởi kiện vụ án dân sự cũng có nghĩa là chuẩn bị cho hồ sơ khởi kiện nên bên khởi kiện cần đảm bảo các yêu cầu về nội dung và hình thức của đơn khởi kiện vụ án dân sự cũng như các hồ sơ tài liệu liên quan theo quy định.
Nội dung đơn khởi kiện vụ án dân sự cần tuân theo một số yêu cầu cơ bản sau đây:
(i). Nêu ngắn gọn rõ ràng các mốc sự kiện pháp lý quan trọng dẫn đến tranh chấp;
(ii). Xác định quyền lợi bị xâm phạm như thế nào;
(iii). Cung cấp rõ ràng, chính xác địa chỉ cư trú thực tế của đương sự (người bị kiện, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, người làm chứng) nhằm giúp việc tống đạt hồ sơ pháp lý đến đúng người, đúng địa chỉ yêu cầu;
(iv). Nêu yêu cầu khởi kiện – là yêu cầu cơ quan tòa án giải quyết vấn đề gì trong vụ việc tranh chấp của đương sự. Yêu cầu khởi kiện cần được trình bày chi tiết, rõ ràng từng nội dung (từng yêu cầu) và các vấn đề liên quan.
(v). Cung cấp đi kèm đơn khởi kiện là các chứng cứ để chứng minh cho các yêu cầu của người khởi kiện
Tóm lại: nguyên tắc cơ bản trong viết đơn khởi kiện là trình bày nội dung đơn ngắn gọn về diễn biến, tình tiết và các yêu cầu khởi kiện, thực hiện theo cấu trúc và hướng dẫn của mẫu đơn khởi kiện. Các nội dung có liên quan không nên nói trong đơn, sẽ được trình bày bổ sung trong quá trình tố tụng giải quyết vụ việc.
#3. Contracts-vn cung cấp bộ mẫu đơn khởi kiện vụ án dân sự và danh mục hồ sơ tố tụng
Mẫu đơn khởi kiện vụ án dân sự (Bắt buộc, thực hiện theo biểu mẫu)
Đơn Đề Nghị Áp Dụng Biện Pháp Khẩn Cấp Tạm ThờI (khi cần ngăn chặn hành vi, VD đương sự có khả năng tầu tán tài sản)
Đơn Đề Nghị Thu Thập Chứng Cứ (khi biết hoặc phát hiện chứng cứ đang do tổ chức, cá nhân khác quản lý mà đương sự không có điều kiện thu thập)
Đơn Đề Nghị Triệu Tập Nhân Chứng (khi biết hoặc phát hiện người có thể làm chứng liên quan đến nội dung, tình tiết vụ việc)
Đơn Đề Nghị Trưng Cầu Giám Định (khi cho rằng tài liệu, chứng cứ, các vấn đề liên quan cần được giám định để xác định mức độ chân thật của chúng)
Đơn Đề Nghị Định Giá Tài Sản (khi tài sản cần được định giá để sử dụng trong mục đích phân chia, ước lượng chi phí, hoàn trả giá trị tài sản, cấn trừ, bù trừ giá trị, … )
Đơn Đề Nghị Xem Xét Thẩm Định Tại Chổ (khi cần thẩm định, xác định, xem xét thêm về hiện trạng thực tế của tài sản, hoạt động, hành vi có liên quan … )
Đơn Yêu Cầu Phản Tố (khi muốn bù trừ nghĩa vụ (thường là nghĩa vụ tài sản) liên quan đến yêu cầu khởi kiện)
Văn Bản Ủy Quyền Tham Gia Tố Tụng (khi cần chỉ định bên sẽ thay mặt và đại diện đương sự trong quá trình tố tụng vụ án)
Đơn Kháng Cáo
(Mỗi đơn có chú thích sử dụng bao gồm: mục đích sử dụng, thời điểm nộp đơn, nộp đơn ở đâu, quy định tham khảo)
(b) Sử dụng mẫu đơn khởi kiện và bộ hồ sơ tố tụng dân sự của contracts-vn như thế nào ?
Để sử dụng mẫu đơn khởi kiện vụ án dân sự và hồ sơ tụng như thế nào sao cho hiệu quả, vui lòng xem thêm các hướng dẫn trong từng mẫu đơn tài liệu
Sử dụng mẫu đơn khởi kiện vụ án dân sự và bộ hồ sơ để soạn thảo đơn khởi kiện vụ án dân sự và các tài liệu tố tụng dân sự mà đương sự cần thực hiện theo quy định.
Bộ hồ sơ là mẫu (chung) có thể sử dụng trong nhiều tình huống, sự việc pháp lý khác nhau tùy vào sự hiệu chỉnh phù hợp về nội dung và số liệu cung cấp. Bộ hồ sơ sử dụng cho các loại tranh chấp dân sự “mở rộng” trong nhiều lĩnh vực như dân sự, thương mại, lao động, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, nói chung là các dạng tranh chấp trong lĩnh vực thương mại và dân sự.
Bộ hồ sơ không áp dụng để soạn thảo hồ sơ tố tụng giải quyết các yêu cầu dân sự – tức là các yêu cầu không có yếu tố tranh chấp (VD công nhận và cho thi hành bản án nước ngoài …)
Sử dụng bộ hồ sơ trong lĩnh vực thủ tục tố tụng dân sự.
Không dùng bộ hồ sơ hay áp dụng tương tự bộ hồ sơ cho các mục đích hành chính, tố tụng khác ngoài tòa án, ngoài lĩnh vực tố tụng dân sự mà không có sự hiểu biết quy định pháp lý hay cách trình bày.
Mẫu được biên soạn trên cơ sở các quy định của pháp luật và thực tiễn pháp lý. Mẫu đơn khởi kiện vụ án dân sự và bộ hồ sơ có thể tùy biến tùy cách sử dụng nhưng phải bảo đảm các thông tin, nội dung cơ bản khi thực hiện.
Đọc kỹ từng mẫu tài liệu và các hướng dẫn trước khi sử dụng.
#4. Các bước chuẩn bị của một vụ kiện dân sự
Thông thường, để đảm bảo tốt khi thực hiện thủ tục khởi kiện tại cơ quan tòa án, đương sự cần trải qua các bước xem xét, chuẩn bị sau:
Bước 1. Cân nhắc việc hòa giải ngoài tòa án và làm hết khả năng có thể để tránh việc kiện tụng khi không cần thiết.
Bước 2. Quyết định việc khởi kiện, thu thập, chuẩn bị tài liệu, chứng cứ.
Bước 3. Đọc hướng dẫn khởi kiện (vào các trang điện tử của cơ quan tòa án)
Bước 4. Ước tính tiền tạm ứng án phí.
Bước 5. Xác định thẩm quyền tòa án thụ lý vụ án (xem thêm quy định tham khảo dưới đây)
Bước 6. Rà soát, chuẩn bị tư cách tố tụng của các đương sự (người bị kiện, người làm chứng, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan).
Bước 7. Chuẩn bị đơn khởi kiện và hồ sơ khởi kiện.
Bước 8. Nộp hồ sơ khởi kiện tại cơ quan tòa án.
Bước 9 .Thực hiện các bước trình tự thủ tục tố tụng tiếp theo theo quy định
#5. Bên dưới là bản giới thiệu mẫu đơn khởi kiện vụ án dân sự và hồ sơ tố tụng dân sự (bản chưa đầy đủ)
[ Xem Tài Liệu Hướng Dẫn Soạn Thảo Hợp Đồng ] – [ Xem Thêm Dịch Vụ Soạn Thảo Hợp Đồng của Contracts-vn ]
#6. Quy định tham khảo
Thẩm Quyền Tòa Án
Điều 39. Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ (Bộ Luật Tố Tụng Dân Sự 2015) quy định: Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:
(a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;
(b) Các đương sự có quyền tự thoả thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;
(c) Đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết.
Thời Gian Cung Cấp Chứng Cứ
Khoản 4, Điều 96 BLTTDS năm 2015 quy định “Thời hạn giao nộp tài liệu, chứng cứ do Thẩm phán được phân công giải quyết vụ việc ấn định nhưng không được vượt quá thời hạn chuẩn bị xét xử theo thủ tục sơ thẩm, thời hạn chuẩn bị giải quyết việc dân sự theo quy định của Bộ luật này”
Quy Định Về Án Phí (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30 tháng 12 năm 2016)
STT |
Tên Án Phí |
Mức Thu |
II |
Án phí dân sự |
|
1 |
Án phí dân sự sơ thẩm |
|
1.1 |
Đối với tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động không có giá ngạch |
300.000 đồng |
1.2 |
Đối với tranh chấp về kinh doanh, thương mại không có giá ngạch |
3.000.000 đồng |
1.3 |
Đối với tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình có giá ngạch |
|
a |
Từ 6.000.000 đồng trở xuống |
300.000 đồng |
b |
Từ trên 6.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng |
5% giá trị tài sản có tranh chấp |
c |
Từ trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng |
20.000. 000 đồng + 4% của phầngiá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng |
d |
Từ trên 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng |
36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 800.000.000 đồng |
đ |
Từ trên 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng |
72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 2.000.000.000 đồng |
e |
Từ trên 4.000.000.000 đồng |
112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản tranh chấp vượt 4.000.000.000 đồng. |
1.4 |
Đối với tranh chấp về kinh doanh, thương mại có giá ngạch |
|
a |
Từ 60.000.000 đồng trở xuống |
3.000.000 đồng |
b |
Từ trên 60.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng |
5% của giá trị tranh chấp |
c |
Từ trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng |
20.000.000 đồng + 4% của phần giá trị tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng |
d |
Từ trên 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng |
36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tranh chấp vượt quá 800.000.000 đồng |
đ |
Từ trên 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng |
72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tranh chấp vượt 2.000.000.000 đồng |
e |
Từ trên 4.000.000.000 đồng |
112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tranh chấp vượt 4.000.000.000 đồng |
1.5 |
Đối với tranh chấp về lao động có giá ngạch |
|
a |
Từ 6.000.000 đồng trở xuống |
300.000 đồng |
b |
Từ trên 6.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng |
3% giá trị tranh chấp, nhưng không thấp hơn 300.000 đồng |
c |
Từ trên 400.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng |
12.000.000 đồng + 2% của phần giá trị có tranh chấp vượt quá400.000.000 đồng |
d |
Từ trên 2.000.000.000 đồng |
44.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị có tranh chấp vượt2.000.000.000 đồng |
2 |
Án phí dân sự phúc thẩm |
|
2.1 |
Đối với tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động |
300.000 đồng |
2.2 |
Đối với tranh chấp về kinh doanh, thương mại |
2.000.000 đồng |
Từ khóa: sai lầm khi soạn thảo đơn khởi kiện, mẫu đơn khởi kiện,
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.