Mô tả
Tác giả: | Contracts-vn |
---|---|
Cập nhật: | 07.11.2020 |
Số trang: | 23 |
Ghi chú: | Theo tài liệu |
Định dạng: | MS Word |
Lưu ý khi soạn thảo hợp đồng mua bán hàng hóa
Lưu ý khi soạn thảo hợp đồng mua bán hàng hóa là một số chia sẽ, lưu ý của contracts-vn về cách soạn thảo hợp đồng mua bán hàng hóa, hy vọng hữu ích cho những ai quan tâm trong lĩnh vực mua bán hàng hóa và soạn thảo hợp đồng mua bán hàng hóa.
Hợp đồng mua bán hàng hóa là loại hợp đồng thông dụng nhất hiện nay. Ngoài vấn đề thương mại thì các vấn đề pháp lý của hợp đồng mua bán cũng là một trong những nội dung cần được các bên quan tâm thỏa đáng.
Để bán được hàng và bán được nhiều hàng, bên bán đôi khi tìm cách giản tiện thủ tục và các vấn đề pháp lý (chỉ giữ lại các thông lệ, tập quán thương mại) và điều này vô tình tạo ra các lỗ hỏng pháp lý khi giao dịch.
Vậy các bên cần lưu ý gì khi soạn thảo hợp đồng mua bán hàng hóa, cách tiếp cận cũng như cách soạn thảo hợp đồng mua bán hàng hóa sao cho có lợi, kiểm soát tổng thể rủi ro pháp lý ?

#1. Tìm hiểu và xây dựng khung các điều khoản phù hợp với hợp đồng mua bán hàng hóa dự định thực hiện
Trong một hợp đồng mua bán, các bên nên lưu ý đến các điều khoản cơ bản sau:
Hàng hóa mua bán: Quy định liên quan đến chất lượng, quy cách, xuất xứ, chứng nhận hợp chuẩn, số lượng hàng hóa mua bán
Giá cả, thanh toán, hồ sơ thanh toán: Xác định giá mua bán hàng hóa và các chi phí liên quan như bảo hiểm, giám định, bốc dỡ hàng, vận chuyển; xác định phương thức thanh toán, một lần, nhiều lần, cách thức thanh toán (LC, nhờ thu, chuyển khoản …) …
Giao hàng: Xác định thời gian, địa điểm giao hàng.
Kiểm tra hàng hóa: Trước khi nhận hàng, bên mua có quyền kiểm tra hàng hóa theo thủ tục do hai bên thỏa thuận, kiểm tra hàng hóa tại nơi sản xuất và nơi nhận hàng (nếu có), xác định giá trị pháp lý của việc kiểm tra hàng hóa tại các nơi tiến hành việc kiểm tra.
Chuyển giao quyền sở hữu, rủi ro: Xác định thời điểm chuyển rủi ro cho hàng hóa từ bên bán sang bên mua và thời điểm bên bán xác lập quyền sở hữu đối với hàng hóa, VD sau khi bên mua hoàn tất thanh toán toàn bộ …
Tuân thủ quy định: Việc mua bán phải tuân thủ quy định pháp luật của nơi sản xuất và nhận hàng trong sản xuất, lưu thông, mua bán. Đưa ra các cam đoan, bảo đảm, cam kết liên quan đến hàng hóa và việc tuân thủ các quy định mua bán hàng hóa.
Cơ chế giải quyết tranh chấp: quan trọng nhất là lựa chọn cơ quan tài phán phù hợp (Tòa án và trọng tài thương mại) trong việc giải quyết các tranh chấp có liên quan.
#2. Quan tâm đến một số quy định đặc thù của hợp đồng mua bán hàng hóa

(a). Quy định chuyển rủi ro
Một điểm đặc thù của hợp đồng mua bán hàng hóa là quy định chuyển giao rủi ro hàng hóa vào sau thời điểm hợp đồng được ký kết cho đến khi hàng hóa được chuyển giao cho bên mua.
Nghĩa là hợp đồng mua bán hàng hóa đã ký và có hiệu lực thì rủi ro cho hàng hóa có thể chưa chuyển giao cho bên mua đến khi bên mua nhận hàng trên thực tế (tùy vào từng thỏa thuận).
Bên mua mong đợi những điều khoản như thế này để bảo vệ quyền lợi của mình đối với hàng hóa lỡ may bị đánh cắp hay bị tổn thất trước khi nhận được hàng.
Nếu rủi ro cho hàng hóa chuyển từ thời điểm ký hợp đồng mua bán hàng hóa trong khi chưa giao hàng thì bên bán có lợi thế và không bị truy cứu trách nhiệm quản lý trong trường hợp hàng hóa bị tổn thất trước thời điểm chuyển giao.
Các bên có thể thỏa thuận thời điểm chuyển giao tốt nhất vì quyền lợi của mỗi bên.
(b). Quy định bảo lưu quyền sở hữu hàng hóa
Một điểm quan trọng khác liên quan đến hợp đồng mua bán hàng hóa là quy định bảo lưu quyền sở hữu hàng hóa cho đến thời điểm bên mua hoàn thành việc thanh toán trong thời gian bảo lưu. Quy định này còn được gọi là “Bảo lưu quyền sở hữu”.
Quy định “Bảo lưu quyền sở hữu” giúp chia sẽ quyền lợi và rủi ro cho hai bên. Trong thời gian bảo lưu, bên bán vẫn là chủ sở hữu hàng hóa trong khi bên mua được sử dụng hàng hóa, chịu các chi phí, phí tổn, các tổn thất, rủi ro cho hàng hóa. Hàng hóa chỉ xác lập quyền sở hữu cho bên mua nếu bên mua thanh toán đầy đủ trong thời hạn bảo lưu, không thì bên bán có quyền lấy lại hàng hóa đó.

(c). Các quy định bán hàng riêng theo ngành nghề
Tùy quy mô thị trường, thị hiếu, nhu cầu, thương hiệu và uy tín, bên sản xuất/bán hàng có thể đưa vào hợp đồng mua bán hàng hóa chính sách bán hàng cụ thể hoặc linh động liên quan đến chế độ bảo hành, chiết khấu, sửa chữa, đổi trả, khiếu nại hàng hư hỏng, chính sách chất lượng, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, nhà sản xuất, được xây dựng thành Điều Khoản Và Điều kiện Bán Hàng đi kèm. Bên mua có thể tìm hiểu hoặc đòi hỏi được biết Điều Khoản Và Điều kiện Bán Hàng trước khi mua hàng.
#3. Hiểu biết cơ bản những lợi ích của hợp đồng và việc xác lập hợp đồng mua bán hàng hóa
Một hợp đồng mua bán hàng hóa rõ ràng, phù hợp sẽ giúp cho các bên có thể kiểm soát và thực hiện tốt các mục tiêu đã đặt ra khi ký kết và thực hiện hợp đồng, cụ thể:
(i). Bên bán sẽ có công cụ nhằm đưa ra các cam kết liên quan đến hàng hóa, tạo tâm lý yên tâm cho bên mua, đồng thời thiết lập và duy trì quan hệ với các bên mua tiềm năng thông qua các quy định công khai, minh bạch về quy trình mua bán, chất lượng hàng hóa thể hiện trong chính sách bán hàng, điều khoản và điều kiện hợp đồng mua bán.
(ii). Bên mua có thể kiểm soát quyền lợi của mình, được tham chiếu thực hiện các quy định khiếu nại chất lượng, giao hàng và bảo hành bên cạnh các quyền tố tụng, quyền pháp lý khác.
(iii). Các bên có thể thỏa thuận cơ chế tài phán, giải quyết tranh chấp ngoài khuôn khổ thông thường, nhất là bên mua, với tư cách là người tiêu dùng, quyền lợi của bên mua được điều chỉnh và bảo vệ theo các quy định của Luật về bảo vệ người tiêu dùng.
#4. Tham khảo thêm các nguồn mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa
Trước khi soạn thảo hợp đồng nói chung và hợp đồng mua bán hàng hóa nói riêng, người soạn thảo nên tìm kiếm các nguồn mẫu hợp đồng mua bán phù hợp để tìm hiểu và chuẩn bị các phương án soạn thảo và các điều khoản cơ bản của loại hợp đồng mà mình cần soạn thảo.

#5. Sử dụng dịch vụ soạn thảo hợp đồng mua bán hàng hóa của các nhà cung cấp dịch vụ pháp lý
Thông qua các kinh nghiệm và chuyên môn của mình, các luật sư sẽ cung cấp các ý kiến tư vấn và chỉ dẫn pháp lý tốt nhất đối với hợp đồng mua bán hàng hóa, nhất là các hợp đồng có yếu tố nước ngoài, hợp đồng ngoại thương.
Dịch vụ tư vấn soạn thảo hợp đồng của Contracts-vn
Contracts-vn tư vấn soạn thảo hợp đồng mua bán hàng hóa các ngành nghề, cung cấp mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa (xem bên dưới)
MẪU HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA
(a) Đối Tượng Hàng Hóa Phù Hợp
Mua bán MÁY MÓC KỸ THUẬT; Mua bán XE Ô TÔ, XE KỸ THUẬT CHUYÊN DỤNG; Mua bán DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT; TRANG THIẾT BỊ KỸ THUẬT PHỤC VỤ SẢN XUẤT, THƯƠNG MẠI; Mua bán HÀNG HÓA THƯƠNG MẠI THEO LÔ YÊU CẦU CAO VỀ KỸ THUẬT; HÀNG ĐẶC ĐỊNH, HÀNG SẢN XUẤT THEO ĐẶT HÀNG RIÊNG; HÀNG TIÊU DÙNG (TÙY TỪNG LOẠI); Mua bán HÀNG HÓA ĐÒI HỎI CHÚ Ý ĐẾN KHÂU KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG, VẬN HÀNH CÙNG VỚI CHẾ ĐỘ GIÁM SÁT, KIỂM TRA, GIÁM ĐỊNH TRƯỚC GIAO HÀNG, SỬ DỤNG HOẶC CÓ YÊU CẦU RIÊNG VỀ SẢN XUẤT;;Mua bán HÀNG HÓA KỸ THUẬT KHÁC …
(b) Sử Dụng Mẫu Hợp Đồng Mua Bán Hàng Hóa Như Thế Nào
Sử dụng mẫu Hợp Đồng Mua Bán Hàng Hóa để làm tài liệu tham khảo trước khi soạn thảo hợp đồng. Người dùng cũng có thể thay đổi các nội dung theo hướng dẫn để làm hợp đồng thay vì phải soạn thảo mới toàn bộ. Ngoài ra, Contracts-vn còn có dịch vụ hiệu chỉnh hợp đồng giúp quý khách nếu quý khách đã mua mẫu nhưng chưa biết cách hoàn thiện mẫu tài liệu phục vụ nhu cầu của mình.
(c) Mục Đích Mua Bán Hàng Hóa
Mua sắm, tiêu dùng, trang bị cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp. Riêng mua đi bán lại theo chính sách đại lý, phân phối sẽ áp dụng theo quy định trung gian thương mại.
(d) Bản Giới Thiệu Mẫu Hợp Đồng Mua Bán Hàng Hóa Tham Khảo (Bản Chưa Đầy Đủ)
Hợp đồng mua bán hàng hóa (mẫu dài)
Xem một mẫu hợp đồng mua bán hàng hòa (mẫu ngắn)
Nội Dung Của Mẫu Hợp Đồng Mua Bán Hàng Hóa
|
|
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.