Hợp Đồng Góp Vốn Kinh Doanh 2023

20,500,000 

Contracts-vn tư vấn soạn thảo hợp đồng góp vốn (các lĩnh vực), cung cấp mẫu hợp đồng góp vốn, giải quyết tranh chấp hợp đồng và các dịch vụ liên quan.

Về mẫu hợp đồng góp vốn kinh doanh

Đây là mẫu hợp đồng góp vốn kinh doanh không thành lập pháp nhân, quy mô kinh doanh nhỏ (như hộ kinh doanh, tổ hợp tác)

Sử dụng mẫu Hợp đồng góp vốn của Contracts-vn  để tìm hiểu các quy định quyền và nghĩa vụ của các bên hợp tác kinh doanh, phạm vi trách nhiệm dân sự liên quan đến việc hợp tác, trách nhiệm tài sản. quyền rút vốn, chuyển nhượng vốn … 

Mẫu hợp đồng chỉ dùng cho mục đích tham khảo, trừ khi sự am hiểu hay tư vấn đủ để thực hiện, việc sử dụng tài liệu mẫu để hiệu chỉnh là hạn chế. Trong mọi tình huống, Contracts-vn không bảo đảm sự phù hợp tất cả giữa mục đích, nhu cầu, bối cảnh pháp lý mong muốn của bên sử dụng tài liệu so với nội dung của tài liệu mẫu. Bạn phải lưu ý điều này trước khi sử dụng tài liệu mẫu.

Mẫu Hợp đồng góp vốn phù hợp với nhiều lĩnh vực hợp tác kinh doanh như du lịch, lưu trú, nông nghiệp, điện máy, dịch vụ ….. theo thời vụ hoặc lâu dài tùy thuộc vào sự điều chỉnh tương thích.   

Tìm hiểu kỹ mẫu tài liệu trước khi sử dụng

Quý khách có thể liên hệ để chúng tôi tư vấn trực tiếp cách sử dụng sản phẩm qua số điện thoại 0359434610 hoặc gửi thông tin tới Email service@contracts-vn.com

Choose An Option...
Dịch vụ rà soát hợp đồng
Giải quyết tranh chấp hợp đồng
Dự thảo tài liệu
Chỉ mua mẫu văn bản
Mua mẫu và dịch vụ hiệu chỉnh

Mô tả

Tác giả: Contracts-vn
Cập nhật: 07.05.2021
Số trang: 15
Ghi chú: Theo tài liệu
Định dạng: MS Word

Hợp Đồng Góp Vốn Kinh Doanh Là Gì ?

Hợp đồng góp vốn kinh doanh là thỏa thuận giữa các bên cùng bỏ vốn đầu tư, kinh doanh dựa theo các hình thức pháp lý do các bên lựa chọn và không thành lập pháp nhân. Nó giống hình thức hợp tác đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC – Business Cooperation Contracts) nhưng khác về quy mô đầu tư.

Hợp đồng góp vốn kinh doanh là tên gọi chung cho một số hình thức hợp tác kinh doanh, trong đó yếu tố góp vốn (kinh doanh) là vấn đề cơ bản nhất của hợp đồng. Tùy quy mô đầu tư, kinh doanh, các bên hợp tác có thể quyết định sử dụng hình thức hợp đồng phù hợp. 

hop-dong-gop-von-kinh-doanh
Ảnh minh họa. Hợp đồng góp vốn kinh doanh

Hợp đồng góp vốn kinh doanh là một trong những hợp đồng phổ biến hiện nay trong quan hệ thương mại, tuy nhiên khi kinh doanh thông qua cơ chế hợp đồng, các bên nên lưu ý đến các điều khoản liên quan tới quản lý, điều hành công việc kinh doanh, chỉ định bên đại diện thay mặt các bên trong cácgiao dịch với bên thứ ba. Các điều khoản này thường quyết định nhiều đến mô hình liên kết và quan hệ hợp tác lâu dài của các bên. 

Lưu ý, như đã nói trên, Hợp đồng góp vốn kinh doanh là chỉ là văn kiện thể hiện cam kết của các bên cùng bỏ vốn tham gia đầu tư, kinh doanh. Thông qua Hợp đồng góp vốn kinh doanh, các bên có thể lựa chọn hinh thức pháp lý áp dụng cho mô hình hợp tác như tổ hợp tác, hộ kinh doanh hoặc hợp tác thông qua cơ chế hợp đồng.

Tóm lại, Hợp đồng góp vốn kinh doanh là công cụ cơ bản để bảo vệ ý tưởng, mục tiêu hợp tác kinh doanh mà các bên mong muốn và quan trọng hơn so với việc lựa chọn hình thức pháp lý đăng ký việc hợp tác như thế nào.

(i) Lưu ý cơ bản về hợp đồng góp vốn kinh doanh

– Hợp đồng góp vốn kinh doanh thể hiện cam kết góp vốn, mục tiêu hợp tác, điều hành dự án kinh doanh, không thành lập pháp nhân (có thể thành lập các loại cơ sở kinh doanh khác phù hợp) nhưng không có nghĩa là sự liên kết lỏng lẻo giữa các bên góp vốn, nó tùy thuộc vào mức độ hoàn thiện của hợp đồng.

– Hợp đồng góp vốn kinh doanh nói chung đề cao yếu tố soạn thảo, dữ liệu các tình huống quan hệ có thể xảy ra trong quá trình hợp tác dựa trên bản chất quan hệ hiện tại, thông lệ pháp lý kinh doanh thương mại.

– Hợp đồng là cơ sở pháp lý duy nhất để thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ, hưởng quyền, đề nghị, bày tỏ quan điểm thực thi, giải quyết các bất đồng, tranh chấp, lựa chọn phương thức xử lý quan hệ giữa các bên.

hop-dong-gop-von-kinh-doanh
Ảnh minh họa. Hợp đồng góp vốn kinh doanh

– Các vấn đề cần chú ý bao gồm trách nhiệm dân sự trong phạm vi vốn góp, cam kết góp vốn, thời hạn góp vốn và chia lợi nhuận, hạn chế rút vốn dựa trên điều kiện chặt chẽ, thỏa thuận chấm dứt hợp đồng, trách nhiệm trong quản lý, điều hành, thông qua quyết định quan trọng.

– Tài sản góp vốn kinh doanh cần lưu ý phần loại tài sản, thủ tục định giá, xác định giá trị thực và nguyên tắc nhất trí của các bên để xác định giá trị của tài sản góp vốn trong trường hợp không sử dụng tổ chức định giá.

(ii) Một hợp đồng góp vốn kinh doanh thường ghi nhận các vấn đề cơ bản sau đây

TỶ LỆ GÓP VỐN, PHÂN CHIA LỢI NHUẬN, MÔ HÌNH QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH, PHÂN CHIA TRÁCH NHIỆM, RÚT VỐN, CHẤM DỨT TƯ CÁCH HỢP TÁC, THANH LÝ TÀI SẢN …

(iii) Một số mẫu hợp đồng góp vốn, hợp tác kinh doanh (Contracts-vn cung cấp)

Hợp đồng hợp tác kinh doanhPhù hợp với quy mô hợp tác dự án đầu tư.
Hợp Đồng Hợp Tác Kinh Doanh Khoán Doanh ThuLà hình thức hợp tác một bên đưa tài sản vào hợp tác và được nhận một khoản doanh thu cố định, không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của dự án.
Thỏa thuận hợp tác công việcMục tiêu hợp tác khộng/chưa thiên về yếu tố kinh doanh trong giai đoạn hợp tác, VD Hai bên hợp tác để phát triển Vaccine; hợp tác để bán hàng bảo hiểm trên nền tảng online
Hợp Đồng Góp Vốn Kinh DoanhPhù hợp với quy mô hợp tác kinh doanh nhỏ, VD hợp tác thành lập tổ hợp tác hoặc hộ kinh doanh cá thể …
Thỏa Thuận Góp Vốn Kinh Doanh (2021) Quy mô hợp tác đơn giản nhất


(iv) So Sánh Hình Thức Kinh Doanh Giữa Hợp Đồng Hợp Tác Kinh Doanh, Tổ Hợp Tác, Hộ Kinh Doanh

Loại Hợp Đồng Hợp Tác Kinh DoanhHộ Kinh DoanhTổ Hợp Tác
Chủ thể Cá nhân, pháp nhân01 cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đìnhTừ 02 cá nhân, pháp nhân
Trách nhiệm dân sựTN hữu hạn theo phần (tài sản chung và tài sản riêng)Trách nhiệm vô hạnTN hữu hạn theo phần (tài sản chung và tài sản riêng)
Ký hợp đồng Bắt buộckhông bắt buộcbắt buộc
Thủ tục đăng kýKhông áp dụng (nhà đầu tư trong nước)UBND cấp huyệnUBND cấp xã
Cơ sở pháp lýBộ luật dân sự, Luật đầu tưNghị định 01/2021/NĐ-CP, ngày 04 tháng 01 năm 2021Bộ luật dân sự, nghị định 77/2019/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2019
Xu hướngSử dụng cho dự án với quy mô đầu tư, kinh doanh cần được kiểm soát độc lập và chặt chẽSử dụng cho dự án hoặc công việc kinh doanh chung của gia đình, các bên đã có sự hiểu biết và sẵn sàng chia sẽ Sử dụng cho hợp tác với quy mô kinh doanh nhỏ

Hợp đồng góp vốn kinh doanh

Các Điều Khoản Của Mẫu Hợp Đồng Góp Vốn Kinh Doanh

  • ĐIỀU 1. THỎA THUẬN VÀ MỤC ĐÍCH GÓP VỐN
  • ĐIỀU 2. ĐÓNG GÓP TÀI CHÍNH
  • ĐIỀU 3. THỜI HẠN GÓP VỐN
  • ĐIỀU 4. PHÂN CHIA LỢI NHUẬN
  • ĐIỀU 5. TÍNH ĐỘC QUYỀN
  • ĐIỀU 6. ĐIỀU KHOẢN RÚT VỐN
  • ĐIỀU 7. TRÁCH NHIỆM TÀI SẢN[1]
  • ĐIỀU 8. TRANH CHẤP VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
  • ĐIỀU 9. THANH LÝ TÀI SẢN
  • ĐIỀU 10. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ
  • ĐIỀU 11. CAM ĐOAN BẢO ĐẢM
  • ĐIỀU 12. CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG
  • ĐIỀU 13. CÁC QUYẾT ĐỊNH QUAN TRỌNG
  • ĐIỀU 14. SỔ SÁCH TÀI CHÍNH
  • ĐIỀU 15. Quy ĐỊNH CHUNG
  • ĐIỀU 16. BỔ SUNG

Xem Mẫu Hợp Đồng Góp Vốn Kinh Doanh (Bản Giới Thiệu, Chưa Đầy Đủ)

Preview_Hop-Dong-Gop-Von

Đăng Ký Để Xem Bản Đầy Đủ

Quý Khách Cần Hiệu Chỉnh Hợp Đồng  

Contracts-vn sẽ sử dụng mẫu hợp đồng có sẵn và tiến hành hiệu chỉnh

Thay cho soạn thảo mới, hiệu quả hơn về chi phí và thời gian 30% 

Đáp ứng nhu cầu cá nhân và thương mại

[ Xem Tài Liệu Hướng Dẫn Soạn Thảo Hợp Đồng

[ Xem Thêm Dịch Vụ Soạn Thảo Hợp Đồng của Contracts-vn ]

Sử Dụng Mẫu Hợp Đồng Góp Vốn Kinh Doanh Như Thế Nào ?

Sử dụng mẫu Hợp Đồng Góp Vốn để làm tài liệu tham khảo trước khi soạn thảo hợp đồng. Người dùng cũng có thể thay đổi các nội dung theo hướng dẫn để làm hợp đồng thay vì phải soạn thảo mới toàn bộ. Ngoài ra, Contracts-vn còn có dịch vụ hiệu chỉnh hợp đồng giúp quý khách nếu quý khách đã mua mẫu nhưng chưa biết cách hoàn thiện mẫu tài liệu phục vụ nhu cầu của mình.

Tài liệu cung cấp một số chỉ dẫn và chú thích pháp lý đi kèm thông tin hướng dẫn của mẫu hợp đồng.

Lưu Ý Sử Dụng

  • Sử dụng trong quan hệ hợp tác kinh doanh giữa các đối tác không thành lập doanh nghiệp
  • Điền trực tiếp biểu mẫu (được phép theo hướng dẫn)
  • Có dịch vụ hỗ trợ như hiệu chỉnh mẫu hợp đồng, soạn thảo mới hợp đồng, kiểm tra hợp đồng
  • Hỗ trợ thông tin Zalo 0359434610

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Chỉ những khách hàng đã đăng nhập và mua sản phẩm này mới có thể đưa ra đánh giá.

Đăng ký

Một Số Quy Định Pháp Lý

Điều 79. Hộ kinh doanh (Nghị định 01/2021/NĐ-CP, ngày 04 tháng 01 năm 2021)

1. Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.

Điều 504. Hợp đồng hợp tác (BLDS 2015)

1. Hợp đồng hợp tác là sự thỏa thuận giữa các cá nhân, pháp nhân về việc cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm.

Điều 509. Trách nhiệm dân sự của thành viên hợp tác (BLDS 2015)

Các thành viên hợp tác chịu trách nhiệm dân sự chung bằng tài sản chung; nếu tài sản chung không đủ để thực hiện nghĩa vụ chung thì thành viên hợp tác phải chịu trách nhiệm bằng tài sản riêng theo phần tương ứng với phần đóng góp của mình, trừ trường hợp hợp đồng hợp tác hoặc luật có quy định khác.

Điều 3. Giải thích từ ngữ (nghị định 77/2019/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2019)

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Tổ hợp tác là tổ chức không có tư cách pháp nhân, được hình thành trên cơ sở hợp đồng hợp tác, gồm từ 02 cá nhân, pháp nhân trở lên tự nguyện thành lập, cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện những công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm.

Điều 15. Xử lý tài sản chung của các thành viên tổ hợp tác, tài chính của tổ hợp tác sau khi chấm dứt hoạt động (nghị định 77/2019/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2019)

1. Đối với các trường hợp chấm dứt hoạt động theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Nghị định này, tổ hợp tác phải thực hiện các nghĩa vụ tài chính hoặc nghĩa vụ tài sản khác phát sinh trong quá trình hoạt động của tổ hợp tác bằng tài sản chung của các thành viên tổ hợp tác.

2. Trường hợp tài sản chung của thành viên tổ hợp tác không đủ để thanh toán các nghĩa vụ tài chính hoặc nghĩa vụ tài sản khác thì các thành viên tổ hợp tác có trách nhiệm thanh toán các nghĩa vụ này bằng tài sản riêng theo phần tương ứng với phần đóng góp của mình, trừ trường hợp hợp đồng hợp tác hoặc pháp luật có liên quan quy định khác.

[1] Riêng hộ gia đình, theo quy định, chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của hộ

Nghiệp Vụ

Mỗi tài liệu được thực hiện bởi luật có kinh nghiệm hành nghề trong lĩnh vực chuyên môn phù hợp (đối với mỗi dạng tài liệu liên quan). Tài liệu được chuẩn bị có tiếp thu thông lệ, kỹ thuật soạn thảo văn bản tiêu chuẩn trong lĩnh vực pháp lý.

Sử Dụng

Tùy vào điều kiện sản phẩm, người dùng có thể sử dụng tài liệu trong phạm vi những gợi ý, hướng dẫn có trong từng nội dung của tài liệu, kể cả giải thích tình huống áp dụng phù hợp nhất (tùy loại tài liệu).

Một tài liệu khi hoàn thành sẽ được đảm bảo: nội dung được rà soát tổng thể các vấn đề pháp lý, hướng dẫn sử dụng tài liệu, giải thích quy định pháp luật có liên quan tới tài liệu, tư vấn thông lệ, lợi ích sử dụng.

Hỗ Trợ

Ngoài các chú thích hướng dẫn của từng tài liệu, Contracts – vn còn cung cấp các dịch vụ hỗ trợ giúp người dùng rà soát, hiệu chỉnh tài liệu nhằm bảo đảm chuỗi cung cấp sản phẩm – dịch vụ tốt, đáng tin cậy, đáp ứng kịp thời các nhu cầu. 

Tham khảo dịch vụ Dự Thảo Hợp ĐồngKiểm Tra Hợp ĐồngHiệu Chỉnh Hợp Đồng

Cập Nhật                            

Tài liệu được cập nhật thường xuyên nhằm đáp ứng nhu cầu, mục đích sử dụng của nhiều đối tượng người dùng khác nhau.

Kiểm tra hợp đồng giúp gia tăng các giá trị giao dịch, ngăn ngừa, hạn chế rủi ro pháp lý. Dịch vụ do luật sư có kinh nghiệm trong lĩnh vực thương mại thực hiện, hỗ trợ nhanh chóng, nhiều tiện ích

Tìm Hiểu Thêm Dịch Vụ arrow

Sản Phẩm Quan Tâm Nhiều

0359434610