Mô tả
Tác giả: | Contracts-vn |
---|---|
Cập nhật: | 24.10.2020 |
Số trang: | 13 |
Ghi chú: | Theo tài liệu |
Định dạng: | MS Word |
Hợp Đồng Chuyển Nhượng Cửa Hàng Là Gì ?
Hợp đồng chuyển nhượng cửa hàng là thỏa thuận sang nhượng, mua bán tài sản của cửa hàng với quy mô nhỏ (VD Quán café, shop quần áo, giày dép, siêu thị mini, nhà hàng, quầy, sạp hàng, kiot, cơ sở kinh doanh nói chung), thường đăng ký hoạt động dưới hình thức tổ hợp tác, hộ kinh doanh.
Tùy từng thỏa thuận, việc sang nhượng cửa hàng có thể bao gồm cả sang nhượng công việc kinh doanh của cửa hàng như các giao dịch, hợp đồng đã ký, đang thực hiện của chủ cơ sở kinh doanh với bên thứ ba, danh sách khách hàng của cơ sở kinh doanh, nghĩa vụ tài sản, các khoản vay, quyền tài sản, tài sản sở hữu trí tuệ …
Để thực hiện hợp đồng chuyển nhượng cửa hàng đạt được hiệu quả nhất, các bên cần lưu ý lựa chọn phạm vi tài sản mua bán, sang nhượng sao cho vừa đảm bảo các lợi thế thương mại hiện tại của cửa hàng, cũng như đảm bảo tuân thủ cấu trúc giao dịch phải phù hợp với các quy định pháp lý.
Hợp đồng chuyển nhượng cửa hàng còn có thể gọi bằng các tên khác nhau: hợp đồng sang nhượng cửa hàng, hợp đồng chuyển nhượng tài sản cửa hàng, thỏa thuận chuyển nhượng cửa hàng…
(a) Dưới đây là một số hình thức sang nhượng và thực hiện hợp đồng chuyển nhượng cửa hàng phổ biến
(i) Chủ cửa hàng bán, chuyển nhượng tài sản, cơ sở vật chất của cửa hàng, không thay đổi hình thức pháp lý (vẫn giữ đăng ký cửa hàng). Hai bên ký hợp đồng chuyển nhượng cửa hàng để mua bán, thanh lý tài sản của cửa hàng.
(ii) Chủ cửa hàng bán, chuyển nhượng một phần tài sản, cơ sở vật chất của cửa hàng, không thay đổi hình thức pháp lý (vẫn giữ đăng ký cửa hàng). Hai bên ký hợp đồng chuyển nhượng cửa hàng để mua bán, thanh lý tài sản của cửa hàng.
(iii) Chủ cửa hàng bán, chuyển nhượng tài sản, cơ sở vật chất của cửa hàng, đồng thời chấm dứt hoạt động của cửa hàng. Hai bên ký hợp đồng chuyển nhượng cửa hàng để mua bán, thanh lý tài sản của cửa hàng.
Trong các trường hợp trên, bên mua sẽ lập thủ tục đăng ký mới đối với cơ sở kinh doanh sau sang nhượng.
(b) Những Vấn Đề Cơ Bản Của Hợp Đồng Chuyển Nhượng Cửa Hàng
(i). Loại tài sản chuyển nhượng bao gồm gì và không bao gồm gì trong hợp đồng chuyển nhượng cửa hàng;
(ii). Thỏa thuận về giá chuyển nhượng và thanh toán;
(iii). Biết gì về hiện trạng tài sản và hoạt động kinh doanh để đưa vào các ràng buộc, cam đoan, đảm bảo của bên bán;
(iv). Thời điểm mà hợp đồng chuyển nhượng cửa hàng được xem là thực hiện hoàn tất (hoàn tất chuyển giao tài sản và nghĩa vụ thanh toán);
(v). Mua bán, sang nhượng có bao gồm chuyển giao, kế thừa các trách nhiệm và nghĩa vụ tài sản, nghĩa vụ với bên thứ ba (theo các sự kiện, văn kiện pháp lý), nếu có thì phạm vi chuyển giao, kế thừa là gì;
(vi). Nếu việc mua tài sản và cơ sở kinh doanh không đúng những gì mà bên bán đã hứa hẹn, cam kết thì bên mua được quyền sử dụng các biện pháp nào để giải quyết tình huống đó.
(c) Nhóm tài sản mua bán chuyển nhượng bao gồm
Cơ sở vật chất, máy móc, thiết bị, nội thất, hợp đồng, hợp đồng thuê mặt bằng, tài sản thương mại nói chung, bất động sản, nghĩa vụ tài sản, nợ (nếu có thỏa thuận), các quyền, lợi ích, quyền thương mại, tài sản sở hữu trí tuệ, các tài sản khác theo thỏa thuận.
Bên Mua Nên Quan Tâm Điều Gì Trong Hợp Đồng Chuyển Nhượng Cửa Hàng ?
(i) Tài sản và tài sản thương mại của cửa hàng được chuyển giao trong phạm vi mà bên mua có thể kiểm soát, định giá trị, cũng như có thể loại trừ việc mua tùy thuộc vào nhu cầu và mức độ quan tâm, sự cần thiết cho việc kinh doanh sau này, VD tên, thương hiệu, logo, danh sách khách hàng …
(ii) Giá cả mua bán, chuyển nhượng hợp lý dựa trên hiện trạng tài sản và thông qua quá trình kiểm tra, rà soát chi tiết tài sản (diễn ra vào trước thời điểm ký kết hợp đồng). Giá cả có thể khấu trừ, giảm thêm hay không, trong trường hợp nào, thời điểm nào, VD tài sản có khuyết tật, hạn chế khả năng vận hành hay sử dụng hoặc có nguy cơ rủi ro, hư hỏng, cháy, nổ cao, tài sản không có bảo hiểm …thì bên mua có quyền đề nghị giảm giá bán.
(iii) Vấn đề phân bố rủi ro và chuyển giao rủi ro sau khi tài sản đã được bán, chuyển nhượng, chuyển giao cho bên mua, VD các cam đoan, đảm bảo liên quan đến tình trạng tài sản đúng hay còn đúng không, những khoản nợ nần liên quan đến tài sản mà bên bán đã giấu đi… khi đó bên mua được phép có những hành động pháp lý thích hợp như hủy hợp đồng, đòi bồi thường thiệt hại, phạt hợp đồng hay hợp đồng vẫn tiếp tục được thực hiện nhưng đi kèm theo các điều kiện điều chỉnh giá hoặc như đã nói trên, bên mua cũng có thể thông qua việc phạt và bồi thường để khấu trừ, bù đắp khoản tiền mua bán đã bỏ ra.
Các Điều Khoản Của Mẫu Hợp Đồng Chuyển Nhượng Cửa Hàng
|
|
Bản Giới Thiệu Mẫu Hợp Đồng Chuyển Nhượng Cửa Hàng (Bản Chưa Đầy Đủ)
Quý Khách Cần Hiệu Chỉnh Hợp Đồng Chuyển Nhượng Cửa Hàng
Contracts-vn sẽ sử dụng mẫu hợp đồng có sẵn và tiến hành hiệu chỉnh
Thay cho soạn thảo mới, hiệu quả hơn về chi phí và thời gian 30%
Đáp ứng nhu cầu cá nhân và thương mại
[ Xem Tài Liệu Hướng Dẫn Soạn Thảo Hợp Đồng ]
[ Xem Thêm Dịch Vụ Soạn Thảo Hợp Đồng của Contracts-vn ]
Sử Dụng Mẫu Hợp Đồng Chuyển Nhượng Cửa Hàng Như Thế Nào ?
Sử dụng mẫu Hợp Đồng Chuyển Nhượng Cửa Hàng để làm tài liệu tham khảo trước khi soạn thảo hợp đồng. Người dùng cũng có thể thay đổi các nội dung theo hướng dẫn để làm hợp đồng thay vì phải soạn thảo mới toàn bộ. Ngoài ra, Contracts-vn còn có dịch vụ hiệu chỉnh hợp đồng giúp quý khách nếu quý khách đã mua mẫu nhưng chưa biết cách hoàn thiện mẫu tài liệu phục vụ nhu cầu của mình.
Từ khóa: hợp đồng chuyển nhượng của hàng, hợp đồng sang nhượng của hàng
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.